Ai cũng biết rằng, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của con người. Thiếu nước có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng và không thể lường trước được. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi để hạ nhiệt khiến cơ thể trẻ bị mất nước và chất điện giải. Do vậy, làm thế nào để chăm sóc trẻ trong thời tiết nắng nóng và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Vì vậy, sau đây là phương pháp chăm con và biện pháp phòng tránh mất nước vào mùa nóng ba mẹ cần biết để trẻ luôn khỏe mạnh.
Dấu hiệu cho biết trẻ mất nước
– Dấu hiệu nhẹ
+ Chóng mặt.
+ Cảm thấy buồn nôn hoặc đau đầu.
+ Có nước tiểu màu vàng sẫm hoặc nâu.
+ Có ít tã ướt hơn bình thường hoặc nếu tã của chúng ít ướt hơn bình thường.
+ Ít đi vệ sinh hơn bình thường.
+ Lưỡi và miệng khô.
Nếu có những dấu hiệu này, cách điều trị tốt nhất là cho trẻ uống nước. Nếu trẻ từ chối thì cho trẻ uống sữa bình thường của trẻ uống. Không cho đồ uống có đường như nước ngọt hoặc đồ uống thể thao, điều này có thể làm cho tình trạng mất nước càng nghiêm trọng hơn.
– Dấu hiệu mất nước nặng
+ Rất khát.
+ Mệt mỏi và thờ ơ.
+ Trông nhợt nhạt và mắt trũng sâu.
+ Có ít nước mắt hơn bình thường.
+ Bứt rứt, buồn ngủ.
+ Thở nhanh hơn bình thường và nhịp tim nhanh.
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng phải đưa trẻ đi khám ngay hoặc đến bệnh viện cấp cứu gần nhất.
Điều trị mất nước ở trẻ dưới 12 tuổi như thế nào?
Trong trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị mất nước
– Nếu như bé đang bú sữa mẹ, hãy tăng số lần bú lên.
– Trong trường hợp trẻ đang ti bình thì hãy cho trẻ bú thêm trừ khi trẻ bị nôn trớ. Nếu trẻ bị trớ, hãy chia nhỏ lượng ăn ra. Nếu như trẻ tiếp tục nôn trớ nhiều hơn 1 lần thì hãy gọi cho bác sĩ.
– Nếu như trẻ đang ăn dặm thì có thể tham khảo các món ăn bù nước như ngũ cốc, chuối nghiền, khoai tây nghiền.
– Các dung dịch bù nước có thể được chỉ định, nhưng chỉ dùng khi có đơn từ bác sĩ.
Đối với tình trạng mất nước nhẹ ở trẻ từ 1 – 11 tuổi
– Cần bù lại lượng chất lỏng đã mất thường xuyên, cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ, nhất là khi trẻ bị nôn mửa. Đảm bảo uống từ 1 – 1,5l nước/ngày.
– Cho trẻ uống nước canh suông (clear soup) hoặc dung dịch bù nước/điện giải nếu có thể. Với dung dịch bù nước cần uống khi có chỉ định từ bác sĩ.
– Tiếp tục cho trẻ ăn theo chế độ ăn uống bình thường.
Theo dõi
– Với trẻ bị mất nước nhẹ thì hãy để trẻ nghỉ ngơi trong 24 giờ và tiếp tục uống nước ngay cả khi các triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm. Việc sử dụng chất lỏng thay thế để bù vào có thể cần tới 1,5 ngày. Đừng quên để trẻ tiếp tục ăn uống theo chế độ bình thường.
– Đối với trường hợp mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể cần phải truyền dịch trong bệnh viện. Khi các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Phương pháp phòng tránh mất nước ở trẻ mùa nắng nóng
– Nếu trẻ đang tuổi bú, cho bé bú thường xuyên theo yêu cầu trong mùa nóng, có thể thường xuyên hơn bình thường. Để đủ nước, có khi thêm cả uống nước mỗi khi ăn.
– Nếu trẻ bú bình, cũng có thể cho bú tăng số lượng.
– Trẻ hơn 6 tháng tuổi có thể được cho từng lượng nhỏ nước chín, sau hoặc giữa bữa bú.
– Cho trẻ lớn uống nước thường xuyên trong ngày, 1 đến 1,5 lít (1- 6 ly) mỗi ngày.
– Có thể cho trẻ ăn thêm các loại trái cây như dưa hấu, cam, đào, dứa… đều là những loại quả rất tốt cho sức khỏe. Có thể sử dụng hoa quả làm sinh tố mùa hè giúp cơ thể giữ nước rất tốt. Đồ uống giải nhiệt từ tự nhiên cũng rất tốt, nước dừa và nước chanh, cam có thể làm giảm nhiệt độ của cơ thể. Cần tăng thêm lượng rau xanh vào chế độ ăn, các loại rau như cải xanh, bắp cải, rau muống, mồng tơi, rau ngót… Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý để phòng tránh mất nước.
Average Rating